Nền giáo dục của Phần Lan luôn được thế giới công nhận là có chất lượng đào tạo cao với rất nhiều lớn trường đạt top thế giới. Vậy thì điều gì đã khiến nền giáo dục của quốc gia này nổi trội hơn so với những nơi khác?
1. Trẻ em không cần phải nhập học sớm
Tại Phần Lan không xảy ra hiện trạng đi học sớm như những nước châu Á. Trẻ con tại đây không cần lo lắng đến việc học thêm trong giai đoạn trước khi vào lớp 1. Thậm chí độ tuổi vào lớp 1 ở nước này là 7 tuổi, trễ hơn rất nhiều quốc gia khác.
Đặc biệt, từ 8 tháng tuổi trở đi thì tất cả mọi trẻ em ở Phần Lan cũng đều nhận được chế độ chăm sóc sức khỏe và giữ trẻ miễn phí. Các môn học của trẻ dưới 7 tuổi chủ yếu liên quan đến thiên nhiên, động vật và sự sống để các bé vừa học vừa chơi.
2. Không có trường đặc biệt cho trẻ em khuyết tật
Mọi trẻ em Phần Lan gồm cả các bé cần chăm sóc đặc biệt đều được học chung trong một lớp. Để hạn chế những khó khăn mà các học sinh khuyết tật phải đối mặt thì giáo dục Phần Lan đã tự điều chỉnh hệ thống giảng dạy của mình.
Cụ thể thì mỗi trường học tại Phần Lan đều tuyển một giáo viên có chuyên môn về chăm sóc người khuyết tật để phụ trách cho những học sinh có nhu cầu đặc biệt. Ngoài ra, cán bộ nhân viên nhà trường, đội ngũ y tá, người hoạt động xã hội, chuyên viên tâm lý, thầy cô giáo đứng lớp và kể cả hiệu trưởng cũng thường xuyên gặp mặt học sinh để lắng nghe những vấn đề các em gặp phải.
3. Quá trình xét tuyển giáo viên gắt gao
Để trở thành giáo viên ở Phần Lan là điều không hề dễ dàng, vào mỗi đợt tuyển dụng chỉ có 10% ứng viên đứng ở top đầu mới được duyệt để trở thành giáo viên chính thức. Điều đó có nghĩa để trở thành giáo viên ở Phần Lan không hề dễ. Vì thế nên công việc sư phạm tại Phần Lan luôn được coi trọng.
Thông thường giáo viên ở Phần Lan chỉ dành khoảng 4 - 5 tiếng/ngày cho việc giảng dạy. Thời gian còn lại họ sẽ dùng để họp giao ban, lên kế hoạch giảng dạy với đồng nghiệp hoặc gặp gỡ đối tác để đầu tư cho bài giảng.
Giáo viên Phần Lan không phải tuân theo quy chuẩn đánh giá năng lực học viên qua các bài kiểm tra mà có thể tự đưa ra khung đánh giá khác. Với những yếu tố trên thì không ngạc nhiên khi giáo viên luôn được người Phần Lan mong muốn theo đuổi.
4. Không có gánh nặng thi cử
Trong suốt quá trình học tập, chỉ có một kỳ thi chuẩn hóa bắt buộc sau khi kết thúc lớp 12. Đối với những bạn chọn học nghề khi kết thúc lớp 9 thì không cần phải dự thi bài này. Số lượng học sinh chọn học nghề tại Phần Lan chiếm khoảng 50%.
Kỳ thi đại học của Phần Lan cũng không có nhiều áp lực, bài thi chủ yếu đánh giá các kỹ năng và kiến thức. Cách tiếp cận này giúp học sinh tại Phần Lan bớt áp lực trong học hành và phát triển tư duy phản biện.
5. Thời gian nghỉ giải lao nhiều
Trung bình, học sinh Phần Lan có tổng thời gian nghỉ giải lao giữa giờ là 75 phút/ngày. Cứ mỗi 45 phút học thì sẽ có 15 phút nghỉ giải lao. Không chỉ có giờ nghỉ nhiều, giờ học của học sinh Phần Lan cũng không bao giờ quá tải. Đối với các em học sinh lớp 1 và lớp 2 thì mỗi tuần chỉ có khoảng 20 giờ học trên lớp. Càng lên cao thì giờ học sẽ tăng từ từ.
Không những có thời gian nghỉ nhiều ở lớp, học sinh ở Phần Lan được khuyến khích dùng thời gian ở nhà để tham gia các hoạt động ngoại khóa khác.
Với cách giảng dạy vô cùng khác biệt với nhiều nước trên thế giới, không coi trọng thành tích mà coi trọng sự phát triển của mỗi cá nhân, cũng không khỏi bất ngờ khi giáo dục Phần Lan lại có được thành tích như vậy.
Nguồn: https://www.hotcourses.vn/
5 ĐIỀU VỀ KIẾN GURU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:
- Là ứng dụng học tập cho học sinh cấp 1 đến cấp 3 với hệ thống bài giảng, câu hỏi và đề thi phong phú.
- Nhiều bài giảng Kỹ năng sống - Kỹ năng thành công trang bị kiến thức và phẩm chất cho học sinh.
- Video bài giảng trực quan, sinh động với mô tả thực tế, gần gũi giúp hiểu bài nhanh, sâu và lâu.
- Mỗi bài giảng đi kèm bảng kiến thức tổng quát giúp học sinh dễ nắm bắt kiến thức, cùng với các câu hỏi ôn luyện nhiều cấp độ để kiểm tra, ôn tập, tự tin trước các kì thi.
- Chi phí sử dụng hợp lý cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Để biết thêm chi tiết xin liên hệ hotline: 0283 620 0214
#kienguru #xuhuonggiaoduc #ungdunghoctap #khamphahocduong