Soạn Bình Ngô Đại Cáo Phần 2 Dễ Hiểu Nhất

Trong phần 1, Kiến Guru đã có một bài phân tích chi tiết về tác giả của văn bản Bình Ngô đại cáo: anh hùng lịch sử Nguyễn Trãi.

Trong bài này, Kiến Guru sẽ hướng dẫn các bạn soạn Bình Ngô đại cáo phần 2 - phần tác phẩm. Đây là một áng thiên cổ hùng văn, là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta, thể hiện sự tự hào và sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến với quân xâm lược, để giành lại độc lập tự do cho nước nhà.

Kiến Guru hy vọng với tư liệu này, các bạn học sinh không chỉ áp dụng vào các giờ học mà còn có thể áp dụng vào các bài kiểm tra và thi cử sau này.

I. Soạn Bình Ngô Đại Cáo Phần 2: Kiến thức cơ bản bài Bình Ngô Đại Cáo

1. Hoàn cảnh sáng tác

Tháng 1/1428, dân tộc ta kết thúc công cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược và giành thắng lợi. Nguyễn Trãi đã thay nhà vua (Lê Lợi) viết bài cáo này

2. Nội dung cần nắm 

Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn, là một bản cáo trạng với lập luận chặt chẽ, xác đáng,dẫn chứng hùng hồn đã tố cáo tội ác mà giặc Minh đã gây ra cho dân tộc ta. Dù chúng bạo ngược, gian ác như thế nào thì cũng phải thua lòng nhân nghĩa. Bởi vì theo lẽ trời thì cường bạo chưa bao giờ chiến thắng.  

Đại cáo bình Ngô cũng kể lại quá trình chinh phạt gian khổ, nằm gai nếm mật của cuộc kháng chiến, và đồng thời cũng là bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố chủ quyền dân tộc, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa

3. Nghệ thuật

- Kết cấu: sử dụng linh hoạt kết cấu của thể Cáo

- Lập luận: tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc là cơ sở chân lí để triển khai lập luận. Lí lẽ luôn gắn liền với dẫn chứng thực tiễn.

- Bút pháp nghệ thuật: là sự kết hợp giữa bút pháp trữ tình, tự sự và bút pháp anh hùng ca.

- Hình ảnh giàu sức biểu cảm.

- Sử dụng các biện pháp so sánh, ẩn dụ, điệp từ làm tăng tính hình tượng cho câu văn.

4. Bố cục

Bố cục của Đại cáo bình ngô gồm 4 phần:

Phần 1 (“Việc nhân nghĩa...chứng cứ còn ghi”): tuyên bố lập trường chính nghĩa của cuộc chiến

Phần 2 (“Vừa rồi...Ai bảo thần dân chịu được”): lên án, tố cáo tội ác giặc Minh.

Phần 3 ( “Ta đây...chưa thấy xưa nay”): kể lại quá trình kháng chiến gian khổ.

Phần 4 (phần còn lại): Tuyên bố độc lập, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc.

II. Hướng dẫn soạn Bình ngô đại cáo phần 2 theo chương trình sách giáo khoa 

Câu 1: Bố cục của Đại cáo bình Ngô và ý nghĩa của từng phần

Phần 1 (“Việc nhân nghĩa...chứng cứ còn ghi”): tuyên bố lập trường chính nghĩa của cuộc chiến

Phần 2 (“Vừa rồi...Ai bảo thần dân chịu được”): lên án, tố cáo tội ác giặc Minh.

Phần 3 ( “Ta đây...chưa thấy xưa nay”): kể lại quá trình kháng chiến gian khổ và kết quả tất thắng của cuộc khởi nghĩa. 

Phần 4 (phần còn lại): Tuyên bố độc lập, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.

Câu 2: Tìm hiểu đoạn mở đầu 

a. Nguyễn Trãi đã nêu lên nguyên lí chính nghĩa  là chỗ dựa và căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung bài Cáo. Trong nguyên lí chính nghĩa của Nguyễn Trãi đã nêu lên 2 nội chính:

- Tư tưởng nhân nghĩa 

- Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt

b. Đoạn đầu có ý nghĩa nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập bởi vì tác giả đã đưa ra những luận đề xác đáng với nội dung khẳng định độc lập, chủ quyền đất nước.

- Tính chất hiển nhiên vốn có, lâu đời của nước Đại Việt: từ trước, vốn có, đã chia, cũng khác.

- Các yếu tố xác định độc lập của dân tộc:

+ Cương vực lãnh thổ

+ Phong tục tập quán

+ Nền văn hiến lâu đời

+ Lịch sử, triều đại riêng

- Yếu tố văn hiến là yếu tố bản chất nhất, là hạt nhân để xác định chủ quyền dân tộc

- So sánh Đại Việt và Trung Quốc ngang hàng: “mỗi bên xưng đế một phương”

Soạn bình ngô đại cáo phần 2c. Để làm nổi bật niềm tự hào dân tộc, Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố căn bản để xác định chủ quyền, độc lập của dân tộc: phong tục tập quán, cương vực lãnh thổ, nền văn hiến lâu đời và thêm nữa là lịch sử riêng, chế độ riêng và “hào kiệt đời nào cũng có”.

Câu 3: Phân tích đoạn 2 Bình Ngô Đại Cáo

a. Tác giả đã tố cáo những âm mưu, thâm độc của kẻ thù:

- Âm mưu: chỉ rõ âm mưu cướp nước của giặc ta, vạch trần luận điệu bịp bợm “ phù Trần diệt Hồ”. Những từ “nhân”, “thừa cơ” trong bản dịch đã góp phần lột trần giọng điệu giả nhân giả nghĩa của quân giặc.

- Hành động: “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”, tàn sát, bóc lột, phá hủy môi trường sống của người Đại Việt

Âm mưu thâm độc và tội ác man rợ nhất là xâm lược, giết hại người vô tội một cách 

b. Nghệ thuật của đoạn cáo trạng tố giác tội ác kẻ thù: 

- Dùng hình tượng để diễn tả tội ác kẻ thù

- Liệt kê liên tiếp và hàng loạt tội ác của kẻ thù

- Giọng văn đầy uất hận, sôi sục đồng thời cũng diễn tả niềm thương cảm, nghẹn ngào 

- Dùng cái vô hạn ( trúc Nam Sơn) để nói cái vô hạn ( tội ác của giặc)

Câu 4: Tìm hiểu đoạn 3

a. Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Buổi đầu của cuộc khởi nghĩa gặp muôn vàn khó khăn:

- Thiếu nhân tài, thiếu quân lương nghiêm trọng

- Kẻ thù có lực lượng mạnh và cực kì hung bạo

Mặc dù vậy nhưng ý chí, lòng quyết tâm, đặc biệt là tinh thần đoàn kết, nghĩa quân Lam Sơn đã từng bước lớn mạnh và giành được nhiều chiến thắng quan trọng.

Trong đoạn này cũng tập trung khắc họa hình tượng vị tướng Lê Lợi: là người có xuất thân bình thường, nhưng có lòng căm thù giặc sâu sắc, có hoài bão lớn và quyết tâm cao để thực hiện lí tưởng. Nguyễn Trãi đã khắc họa Lê Lợi bằng cảm hứng anh hùng và truyền thống dân tộc.

soan-binh-ngo-dai-cao-phan-2

b. Tái hiện giai đoạn phản công thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Trận Bồ Đằng sấm chớp vang dậy

Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay

Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mất vía

Tây Kinh quân ta chiếm lại

Đông Đô đất cũ thu về

Trận Chi Lăng

Trận Mã An

…..

Nghệ thuật của đoạn cáo trạng: 

- Sử dụng bút pháp nghệ thuật đậm chất anh hùng ca

- Động từ mạnh liên kết với nhau thành những chuyển rung dồn dập, thể hiện khí thế chiến thắng của ta và sự thất bại của địch

- Câu văn khi dài khi ngắn, biến hóa linh hoạt

- Phép liệt kê trùng điệp, gợi lên âm thanh giòn giã, hào hùng như sóng triều dâng lớp lớp

Câu 5: Tìm hiểu đoạn kết Bình Ngô Đại Cáo

Ở đoạn cuối, giọng văn trở nên nghiêm trang và trịnh trọng hơn với lời tuyên bố độc lập.Bởi vì đây là lời tuyên bố hào hùng và trịnh trọng về nền độc lập, tự do của dân tộc. Cuối cùng hòa bình đã được lặp lại, giang sơn đã thu về một mối

Trong lời tuyên bố độc lập và chủ quyền của dân tộc, Bình Ngô đại cáo cũng đồng thời nêu lên bài học lịch sử: Để có được chiến thắng vang dội như vậy là nhờ vào truyền thống ngàn đời “ nhờ trời đất tổ tông khôn thiên ngầm giúp đỡ” và sức mạnh, ý thức tự tôn của dân tộc. Ý nghĩa của bài học lịch sử là nhắc nhở chúng ta luôn nhớ về cội nguồn,nhớ về những công lao dựng nước và giữ nước của lịch sử

Câu 6: Giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo

- Giá trị nội dung: Đại cáo Bình Ngô là áng thiên cổ hùng văn thể hiện rõ hào khí một thời đại oai hùng của toàn dân tộc

- Giá trị nghệ thuật: sử dụng các biện pháp so sánh, ẩn dụ, điệp từ làm tăng tính hình tượng của câu văn

soan-van-binh-ngo-dai-cao

Đây là những nội dung cơ bản mà các em học sinh cần phải nắm khi soạn văn Bình ngô đại cáo.

Đừng quên tải ngay Ứng dụng Kiến Guru để học trực tuyến mọi lúc mọi nơi. Các bài giảng trên Kiến Guru được thực hiện dưới dạng video và hình ảnh sinh động, giúp bạn dễ dàng ghi nhớ bài học hơn đó. Điều đặc biệt hơn nữa là sau mỗi bạn học Kiến sẽ có infographic tổng quan bài học, để giúp các bạn hệ thống kiến thức sau buổi học.

Simbol Close
New call-to-action

vừa đăng ký sử dụng App phút trước