Soạn Bài Đất Nước Ngắn Gọn Đầy Đủ Nhất

Với những hướng dẫn soạn bài Đất nước dưới đây sẽ giúp các bạn soạn bài nhanh hơn, nắm thông tin chính xác và hiểu bài đúng nhất. Đất Nước là một bài thơ gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Khoa Điềm - một nhà thơ chính trị lỗi lạc của Việt Nam. Kiến Guru sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết tại sao đây là bài thơ tiêu biểu trong cuộc đời thơ ca của tác giả khi soạn Đất Nước nhé.

I. Tìm hiểu chung để soạn bài Đất nước

1. Tác giả

a) Cuộc đời tác giả

- Nguyễn Khoa Điềm (sinh năm 1943) - ông không chỉ là nhà thơ mà còn đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong cơ quan nhà nước như Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X.

soan-bai-dat-nuoc-1

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

- Ông sinh ra ở Huế và hiện tại cũng đang sinh sống và nghỉ hưu an dưỡng tuổi già tại quê nhà.

- Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đạt được nhiều giải thưởng như: Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật,…

 

Đăng Ký Học Ngay Lớp Ngữ Văn cô Tuyền

 

b)  Phong cách sáng tác

- Ông có nhiều tập thơ được xuất bản như: Đất ngoại ô, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Cõi lặng,…

- Thơ Nguyễn Khoa Điềm luôn hướng về hình ảnh con người và đất nước Việt Nam.

2. Tác phẩm Đất Nước

a)  Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ Đất nước được sáng tác nằm ở ngay phần đầu của chương V bản trường ca “Mặt đường khát vọng” in vào năm 1974.

- Bài thơ ra đời trong giai đoạn nhân dân miền Nam chống Mỹ năm 1971, tại chiến trường Trị - Thiên.

b)  Nội dung tác phẩm

- Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đưa chúng ta về cội nguồn dân tộc, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu con người, đất nước thiêng liêng.    

II. Soạn bài Đất nước chi tiết

Câu 1: Bố cục bài thơ: 3 phần

- Đoạn 1 (từ đầu đến “Đất nước có từ ngày đó’): Đất nước có khi nào?

- Đoạn 2 (tiếp theo đến “Làm nên đất nước muôn đời”): Khái niệm đất nước.

- Đoạn 3 (tiếp theo đến hết): đất nước là của ai và do ai hình thành nên?

Câu 2: Dựa trên phương diện nào để nhà thơ đưa ra cảm nhận về đất nước trong đoạn đầu

 

- Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận trên những phương diện sau trong bài thơ Đất nước lớp 12:

a)  Chiều dài lịch sử

- Từ khi huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ xuất hiện đẻ ra bọc trăm trứng.

- Có những kiếp người bình dị nhưng lại làm nên đất nước.

- Họ bảo vệ và đóng góp những giá trị tinh thần và vật chất tốt đẹp cho đất nước.

b)  Chiều rộng không gian địa lý

- Không chỉ gò bó trong phạm vi gia đình mà còn mở rộng, trải dài cả nước.

- Đất nước là cội nguồn, gắn bó với cuộc sống của mỗi chúng ta trong không gian gắn bó, gần gũi.

- Đất nước còn là nơi sinh tồn của bao thế hệ này qua thế hệ khác.

c)  Chiều sâu về văn hóa

- Bề dày truyền thống của cha ông từ thời xưa để lại như phong tục ăn trầu thể hiện nét đẹp đặc sắc riêng của dân tộc trong đời sống dân tộc và ẩn chứa ý nghĩa tình cảm son sắc của con người Việt Nam; truyền thống đoàn kết đánh giặc và đất nước còn gắn liền với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

=> Các phương diện tạo nên một tổng thể đất nước hoàn chỉnh.

Câu 3: Soạn Đất nước sẽ phải nêu bật tư tưởng “Đất nước là của nhân dân” được thể hiện trong đoạn trích?

 

- Nhân dân đã và đang làm nên đất nước bằng nghĩa tình sâu đậm, bằng truyền thống đánh giặc bảo vệ độc lập - tự do dân tộc, bằng tinh thần ham học hỏi, bằng nếp sống bình dị. 

soan-bai-dat-nuoc2

 Nhân dân tham gia kháng chiến chống giặc ngoại xâm

- Nhân dân chiến đấu và bảo vệ đất nước như những chuyện bình dị nhất.

- Dân ta luôn giữ gìn và truyền lại những văn hóa, bản sắc riêng biệt, tốt đẹp của dân tộc với những thứ vật thể đến những điều phi vật thể.

soan-bai-dat-nuoc-3

 Hình ảnh một góc không gian đất nước yên bình

- Tác giả khẳng định đất nước này là đất nước của nhân dân, do nhân dân tạo ra và thức tỉnh thế hệ trẻ phải có trách nhiệm bảo vệ đất nước lúc lâm nguy, khi bị xâm chiếm. - Những nét khác biệt của bài thơ so với trong các bài chống Mỹ khác vì: Trước đây, các nhà thơ hay đề cập đến đất nước trên góc nhìn địa lý, hoặc chiều dài lịch sử, văn hóa nhưng chưa từng nhắc đến những con người bình dị, vô danh.

 

Xem Thêm:

Phân tích bài thơ Đất Nước

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Soạn bài Rừng Xà Nu

 

III. Tổng kết soạn bài Đất nước

1. Giá trị nội dung

- Bài thơ mở ra những quan điểm mới mẻ về đất nước mà lần đầu được phát hiện trên nhiều phương diện khác nhau như lịch sử, địa lý, văn hóa,…

- Qua đó muốn nhắn nhủ thế hệ trẻ yêu và cống hiến cho đất nước nhiều hơn.

2. Giá trị nghệ thuật

- Vận dụng văn học dân gian.

- Bút pháp sử thi kết hợp giọng điệu trữ tình linh hoạt.

- Thể thơ tự do, phóng khoáng, không bị gò bó mà thoải mái sáng tạo.

Trên đây là những hướng dẫn soạn bài Đất nước ngắn gọn, dễ hiểu để các bạn có thể nắm để tìm hiểu bài trước ở nhà và tiếp thu kiến thức trên lớp với giáo viên nhanh hơn. Đây là một bài thơ vừa chính trị lại trữ tình và vừa mang ý nghĩa dân tộc sâu sắc nên cần phân tích trên góc độ đa chiều, đa phương diện hơn.

Ngoài bài thơ Đất nước lớp 12, Kiến Guru còn hỗ trợ rất nhiều các bài soạn văn giúp các bạn nắm bài nhanh trên lớp.

 

Simbol Close
New call-to-action

vừa đăng ký sử dụng App phút trước