Phân tích hình tượng rừng xà nu không chỉ khai thác vẻ đẹp khu rừng mà từ đó còn ẩn ý hướng đến mảnh đất và con người Tây Nguyên luôn khao khát tự do và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương, xứ sở. Cùng Kiến Guru khám phá khu rừng mang nhiều dấu tích lịch sử ở Tây Nguyên qua phân tích Rừng xà nu nhé.
I. Mở bài khi phân tích hình tượng rừng xà nu
1. Tác giả
- Nguyễn Trung Thành (sinh năm 1932) có bút danh Nguyên Ngọc.
Tác giả Nguyễn Trung Thành
- Ông là một nhà văn quân đội, cuộc hành trình của ông gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên trong suốt các chiến dịch và vì thế ông có rất nhiều tác phẩm viết về con người và mảnh đất nơi đây.
- Những tác phẩm nổi tiếng: Rừng xà nu, Đất nước đứng lên,…
Tham khảo thêm: Tác giả Nguyễn Trung Thành
Đăng Ký Học Ngay: Lớp Văn Cô Tuyền Lớp 12
2. Tác phẩm
- Phân tích rừng xà nu để thấy tác phẩm chính là khúc sử thi hùng tráng trong thời kì chống Mĩ của dân tộc Tây Nguyên, tái hiện tinh thần chiến đấu và con đường đấu tranh trải qua nhiều thế hệ của người dân làng Xô Man.
- Tác giả không chỉ xây dựng hình tượng con người dũng cảm, hào hùng trong cuộc chiến đấu mà hình ảnh cây xà nu cũng là nhân vật chính được tác giả nhắc đến xuyên suốt tác phẩm và cũng là nhân chứng sống trước mọi sự kiện xảy ra tại nơi này..
II. Thân bài phân tích hình tượng rừng xà nu
Hình ảnh cây xà nu xuất hiện xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, thể hiện ý tưởng chủ đề chính của tác phẩm.
1. Những đặc trưng của rừng xà nu
- Loại cây đặc trưng cho màu sắc, không gian núi rừng Tây Nguyên, gắn liền với đời sống sinh hoạt, lao động, chiến đấu và những sự kiện quan trọng của dân làng Xô Man:
Rừng xà nu
+ Gỗ xà nu, khói xà nu làm nhuộm đen bảng để tụi nhỏ học chữ, lửa xà nu thắp sáng mỗi ngôi nhà.
+ Chính ngọn đuốc xà nu đã đồng hành trong đêm, chiếu sáng cho dân làng Xô Man chuẩn bị vũ khí sẵn sàng để đánh giặc.
+ Cả rừng xà nu vươn ưỡn thân mình để bảo vệ, bao bọc buôn làng tránh khỏi những trận bom từ kẻ địch, để rồi trong hàng vạn cây, không cây nào là không bị thương tích.
2. Rừng xà nu đồng hành cùng các thế hệ người dân làng Xô Man
- Hình tượng rừng xà nu còn mang vẻ đẹp song hành cùng với những thế hệ cách mạng tiếp theo của dân làng Xô Man.
Những hình ảnh về cuộc kháng chiến anh dũng của mảnh đất Tây Nguyên
+ Những cây xà nu cổ thụ lâu năm chính là đại diện cho lớp người già như thế hệ cụ Mết: chúng không dễ dàng bị quật ngã bởi gió bão, cùng giống như cụ Mết vẫn rất minh mẫn, khỏe mạnh để là chỗ dựa tinh thần cho người dân trong buôn làng.
+ Những cây xà nu mang dáng vóc trưởng thành như Tnú, Mai, Dít: những vết thương do bom đạn gây ra cũng trở nên mau lành như trên thân thể cường tráng (giống như hình ảnh lưng Tnú bị chém ngang dọc nhưng cũng lành lại thành sẹo nhanh chóng).
+ Những cây xà nu nhỏ mới mọc chính là hình ảnh thiếu niên như bé Heng: “cây xà nu mới mọc lên khỏi mặt đất đã nhọn như mũi tên, mũi lê”, giống như bé Heng dù tuổi còn nhỏ nhưng đã rất dũng cảm bước tiếp dấu chân của cha anh.
- Thế hệ cha anh đi trước ngã xuống đã có thế hệ con em đứng lên đấu tranh giành tự do và “bên cạnh một cây xà nu ngã gục đã có 4,5 cây con mọc lên” như đang nối tiếp sự nghiệp thế hệ trước để lại.
- Những nỗi đau xé lòng mà cây xà nu phải chịu đựng cũng chính là những gì con người ở đây phải trải qua: “có những cây bị chặt ngang mình ... ở chỗ vết thương nhựa ứa ra rồi dần bầm lại rồi đặc quyện thành từng cục máu lớn ...”:
+ Nhớ tới hình ảnh anh Xút và bà Nhan bị chặt đầu rồi treo lên cây vả.
+ Mai cùng đứa con bị tra tấn bằng cây gậy sắt cho đến chết.
+ Hình ảnh đắt giá mang nhiều ý nghĩa là 10 đầu ngón tay Tnú bị bọn giặc đốt bằng nhựa xà nu đến mức chỉ còn 2 đốt.
3. Hình ảnh ẩn dụ của rừng xà nu
- Rừng xà nu là hình ảnh ẩn dụ đầy độc đáo về sức sống mãnh liệt, bất diệt, tinh thần bất khuất, trỗi dậy khí thế hào hùng của dân làng Xô Man trong giai đoạn đấu tranh.
+ Cả ngọn đồi xà nu rộng lớn cả hàng trăm cây luôn gắn kết với nhau như một khối thống nhất và giống như cộng đồng người Tây Nguyên đoàn kết đánh giặc.
+ Cả cánh rừng xà nu bao la, bạt ngàn ấy sẽ không bao giờ bị khuất phục: “cây mẹ ngã xuống, cây con mọc lên, đố nó giết hết cánh rừng này”.
+ Cây xà nu không ngừng sinh sôi nảy nở, ham ánh sáng mặt trời, luôn hướng về nguồn sống bất diệt như người Tây Nguyên hiền lành, khao khát tự do.
- Kết cấu đầu cuối tương ứng: ở phần đầu và kết thúc chuyện, tác giả đều nhắc đến hình ảnh rừng xà nu bao la, tạo hơi hướng không gian sử thi cho tác phẩm.
Xem thêm:
Phân tích bài Những đứa con trong gia đình
III. Kết bài phần phân tích hình tượng rừng xà nu
1. Giá trị nội dung
- Phân tích rừng xà nu để thấy khúc sử thi tái hiện vẻ đẹp hào hùng, tráng lệ của núi rừng, sự đồng hành của con người núi rừng và những nét truyền thống văn hóa Tây Nguyên.
- Hình tượng rừng xà nu đại diện cho con người Tây Nguyên với những đặc tính tốt đẹp tiêu biểu, đặc trưng.
2. Giá trị nghệ thuật
- Ngòi bút đậm chất sử thi.
- Ngôn từ giản dị, mang màu sắc Tây Nguyên.
Những phân tích hình tượng rừng xà nu chi tiết như trên sẽ là một lựa chọn tham khảo hữu ích cho bạn trong quá trình học tập. Hình tượng rừng xà nu là điểm nhấn đắt giá của tác phẩm nên hy vọng các bạn đã có nhiều kiến thức hơn từ những hướng dẫn trên để phân tích hình tượng này tốt nhất. Kiến Guru rất vui vì đồng hành cùng bạn không chỉ tác phẩm này mà còn nhiều tác phẩm ngữ văn đặc sắc khác.