Kiến Guru gửi đến các em hướng dẫn cách soạn Chiếc Thuyền Ngoài Xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu, để thấy được ý nghĩa cốt lõi của câu chuyện là: chúng ta cần nhìn nhận một vấn đề nào đó bằng cái nhìn đa chiều thì mới phát hiện ra được bản chất thật của vấn đề.
Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989). Ông sinh ra tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đầu năm 1950, ông tham gia vào quân đội. Năm 1962, ông trở về và hoạt động văn nghệ tại tạp chí Văn nghệ quân đội.
Nguyễn Minh Châu được xem là một trong số những cây bút tiên phong trong thời kì đổi mới.
Các tác phẩm tiêu biểu của ông: Cửa sóng, Những vùng trời, Dấu chân người lính, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành...
Đó là những suy nghĩ, cảm nhận của tác giả khi phát hiện ra rằng đằng sau bức ảnh chiếc thuyền hiện ra trong sương sớm đẹp như một bức tranh thủy măc lại là cuộc sống đầy xót xa, bất hạnh của người phụ nữ và sự thật đau thương của những gia đình làng chài.
Tác phẩm này cũng đem đến một bài học quý giá về cách đánh giá nhìn nhận một sự việc một con người thì phải nhìn nhận ở góc độ đa diện đa chiều thì mới nhìn ra được sự thật.
Nhận lệnh từ cấp trên, Phùng quay về lại vùng biển nơi mà anh từng chiến đấu chụp những bức ảnh đẹp về biển, để làm bộ lịch cho năm mới. Sau nhiều ngày "cắm trại", vận may đã mỉm cười với Phùng, anh đã chụp được những bức ảnh đẹp như tranh thủy mặc về con thuyền cập bến trong một buổi sáng mờ sương. Anh đang vô cùng phấn khởi, "bối rối và tim như bóp thắt lại", thì đằng sau cảnh đẹp "bóp thắt tim" đó là cảnh một người đàn ông và một người đàn bà bước ra khỏi thuyền. Ngay lập tức người đàn ông rút dây lưng lao vào đánh người đàn bà thừa sống thiếu chết, thằng con trai của họ thấy vậy thì bênh mẹ, lao vào đánh lại cha nó.
Đấy không phải là lần duy nhất, nhiều lần sau Phùng vẫn tiếp tục thấy cảnh bạo lực diễn ra ở gia đình này. Không chịu nổi nữa Phùng đã nói chuyện với Đẩu ( chánh án tại vùng này) để mời người đàn bà quá khổ kia lên nói chuyện.
Phùng và Đẩu có ý định khuyên ngăn người đàn bà này li dị chồng để thoát cái kiếp ăn đòn thay cơm. Nhưng người đàn bà đó không nhận ý tốt của Phùng, và bà ta đã kể lại câu chuyện cuộc đời của mình, đó cũng là lý do vì sao bà ta không thể bỏ chồng. Sau khi nghe người đàn bà làng chài trình bày, Phùng và Đẩu cũng đành bất lực.
Phùng trở về đơn vị công tác với rất nhiều bức ảnh đẹp, anh cũng đã chọn ra được bức ảnh rất đẹp để làm lịch năm mới - đó là một tấm ảnh về thuyền và biển. Bức ảnh này đã đem lại cho Phùng rất nhiều lời khen ngợi, nhưng bản thân anh khi nhìn vào bức tranh thì anh vẫn thấy từ trong màn sương hồng buổi sớm trên biển, có một người phụ nữ lam lũ, thô kệch và xấu xí bước ra từ tấm ảnh.
Nguồn: Internet
Bố cục 2 phần:
Phần 1: Từ đầu đến chiếc thuyền lưới vó đã biến mất: Phùng đã phát hiện ra sự việc đối lập nhau trong cùng một khung cảnh.
Phần 2: Phần còn lại: câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà làng chài.
Xem thêm hướng dẫn soạn văn
Soạn Rừng Xà Nu: Ý Nghĩa Hình Tượng Của Cây Xà Nu
Hướng dẫn soạn văn Vợ nhặt - phân tích diễn biến tâm trạng từng nhân vật
Soạn Bài Vội Vàng Ngữ Văn 11: Quan niệm sống độc đáo
Cảnh đẹp như một bức tranh mực tàu của một họa sĩ thời cổ
Đối với Phùng, hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa trong buổi sương sớm là một cảnh đẹp đắt giá trời cho mà có thể cả cuộc đời cầm máy anh sẽ không gặp được.
Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào màn sương mù trắng như sữa pha chút hồng do ánh sáng mặt trời buổi sớm chiếu vào. Người lớn và trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc thuyền đang tiến vào bờ.
Đó là một bức tránh tuyệt mĩ, hài hòa từ đường nét, ánh sáng đến màu sắc khiến người nhiếp ảnh gia bối rồi và tim như bóp thắt lại trước vẻ đẹp toàn bích đó. Đó là cảm giác hạnh phúc, sung sướng ngập tràn tâm hồn khi chụp được những tắc phẩm tâm đắc nhất
Nhưng phát hiện thứ hai của Phùng lại rất nghịch lý với khung cảnh nên thơ anh vừa chụp được:
Một người đàn ông thô kệch và một người đàn khắc khổ bước ra. Người đàn ông đó lôi sợi dây nịt lưng ra, hùng hổ quất tới tấp vào người đàn bà mà người đàn bà không một tiếng kêu than và cũng không phản kháng.
Trước cảnh tượng ấy, Phùng đã ngạc nhiên đến nỗi mấy phút đầu vẫn đứng há hốc mồm ra, anh như chết lặng và vứt cả chiếc máy ảnh để chạy tới can ngăn.
Nhưng thằng con của họ đã chạy qua trước mặt anh và giằng lại sợi dây nịt trong tay người cha đang đánh mẹ nó
=> Khi chứng kiến cảnh tượng hãi hùng đó, người nhiếp ảnh gia tên Phùng trở nên ngơ ngác đến đáng thương. Vì mới mấy phút trước, hạnh phúc ngập tràn trong lòng anh vì anh đã phát hiện ra một vẻ đẹp trời cho mà cả đời chưa chắc bắt gặp lần thứ 2, nhưng vài phút sau, cũng từ chính cái cảnh đẹp đó là hiện ra gia đình của người làng chài với đầy sự đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần, bi kịch vẫn diễn ra hằng ngày với họ với những sự bạo lực đầy vô lí và bất công.
- Giúp cho những người bên ngoài là Phùng và Đẩu hiểu ra được dưới cái góc nhìn đầy thơ mộng và đẹp đẽ của Phùng về chiếc thuyền ngoài xa là một sự thật đầy bi kịch, hiện thực đầy đau khổ mà người đàn bà làng chài phải đối mặt mỗi ngày.
- Ẩn dưới về ngoài đầy khắc khổ của người đàn bà là một sự thấu hiểu đạo lý. Mặc dù chị ta vẫn bị chồng hành hạ suốt nhưng bởi vì làm nghề chài lưới đâu thể nào thiếu đàn ông, phải chịu đựng để mà cùng nhau nuôi nấng những đứa con nên người. Huống hồ gì cũng có lúc cả gia đình vẫn có những phút giây vui vẻ bên nha => đó cũng chính là đức tính xưa này của người phụ nữ Việt Nam, hy sinh, chịu đựng vì con cái.
- Không nên nhìn đời bằng cách nhìn đơn giản, dễ dãi bằng vẻ bên ngoài của nó mà phải diện từ nhiều phương diện khác nhau thì mới thấy được cái bản chất sâu xa của nó
Nguồn: Internet
Người đàn bà làng chài: Một người phụ nữ ngoài 40 tuổi với khuôn mặt rổ xấu xí và ngoại hình thô kệch. Cả ngoại hình của người đàn bà này toát lên một vẻ rất khổ sở, lam lũ.
Ngoại hình của chị ta cũng đã khắc họa cuộc đời y như vậy: một người đàn bà nghèo khổ, bất hạnh.
Nhưng trái với cái vẻ ngoài, đây là một người đàn bà rất chịu thương chịu khó và còn rất nhẫn nhục, hi sinh cho chồng con cho gia đình. Biết phải trái, chị ta thấu hiểu cho chồng vì sao lại trở nên cọc cằn thô lỗ như vậy. Chị cũng biết nhìn ra những điều tích cực trong cuộc sống để cố gắng giữ gìn gia đình
=> Đức tính này cũng là một đức tính quý báu của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương chịu khó, hy sinh vì chồng vì con
- Người đàn ông vũ phu:
Người đàn ông xuất hiện với hình ảnh là một người có tấm lưng rộng và cong là đặc trưng của một người chài lưới, chân chữ bát, đầu tổ quạ. Lão ta là một người đàn ông có thói vũ phu, đánh vợ như cơm bữa.
Nhưng thật ra trước đây lão ta là một anh thanh niên hiền lành nhưng cục tính, không bao giờ đánh vợ. Chỉ là cuộc sống thì càng ngày càng trở nên khó khăn, gánh nặng kinh tế đè lên vai lão khiến lão thay đổi tính nết trở nên xấu tính và lấy chuyện đánh đập vợ con con để giải tỏa những bức xúc trong lòng
=> Lão ta vừa là nạn nhân của cuộc sống nghèo túng khó khăn nhưng lại là nguyên nhân gây ra sự đâu khổ về thể xác lẫn tinh thần
- Chị em thằng Phác: những đứa trẻ này là những nạn nhân đau khổ và bất hạnh trong chính gia đình của mình.
Người chị có vẻ yếu ớt nhưng biết lẽ phải khi giằng lấy con dao từ thằng em để nó không làm chuyện trái với luân thường đạo lí. Cũng là một đứa trẻ rất tỉ mỉ, nó là chỗ dựa tinh thần cho mẹ
Thằng Phác tuy con nhỏ nhưng đã biết bảo vệ mẹ, nó là một người rất yêu mẹ mình. Nhưng nó còn nhỏ, lại hay chứng kiến cảnh bạo lực nên tâm lý cũng đôi phần ảnh hưởng nên có những hành đồng bạo lực, đi ngược lẽ thường với cha của mình
- Người nhiếp ảnh gia tên Phùng: Anh là một người nhiếp ảnh gia, là một người nghệ sĩ yêu cái đẹp. Nhưng anh cũng là một chiến sĩ, mang theo lẽ phải lẽ chính trực trong người. Chính vì vậy khi gặp cảnh bất công như việc bạo lực của gia đình làng chài, anh không ngần ngại mà lao tới giúp đỡ, đứng vè phía công lý
- Sau khi nghe sự thật về cuộc đời người đàn bà làng chài, anh đã hiểu ra được bài học là phải nhìn đời theo nhiều phương diện khác nhau thì mới hiểu được bản chất của nó
Nguồn: Internet
Tác giả xây dựng một cảnh đẹp nên thơ để Phùng chứng kiến được vẻ đẹp của vùng biển cũng là nơi sinh nhai của rất nhiều con người
Từ cảnh đẹp đó lại xuất hiện cảnh bạo lực của gã đàn ông làng chài khiến Phùng thay đổi suy nghĩ, đằng sau vẻ đẹp nên thơ dưới góc nhìn của Phùng lại là mảnh đời cơ cực khốn khổ
Sau đó, tác giả để Phùng nghe câu chuyện của người đàn bà làng chai, điều này giúp cho Phùng có cách nhìn nhận mới về cuộc sống này
=> Ý nghĩa: Nguyễn Minh Châu đã xây đựng được tình huống mà ở đó bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thứ thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm và cả trong cuộc đời nhân vật. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống.
- Tác giả dùng ngôi kể của chính nhân vật trong tác phẩm là Phùng để đem lại sức thuyết phục, lời kể cũng trở nên chân thật và khách quan hơn.
- Tùy từng nhân vật và sẽ có giọng điệu phù hợp: người đàn ông vơi giọng điệu cộc cằn, thô bỉ, giọng điệu của người phụ nữ thì chứa đầy xót xa khi ôm con và khi kể về cuộc đời của mình.
- Ngôn ngữ linh hoạt theo từng nhân vật để khắc họa rõ nét tính cách của nhân vật đó
Trên đây là tài liệu hướng dẫn soạn Chiếc thuyền ngoài xa của tác giả Nguyễn Minh Châu. Để có được nhiều nguồn tham khảo hơn các em có thể tải Ứng dụng học tập Kiến Guru về điện thoại để học tập tốt hơn.
Các em cũng có thể tham khảo thêm hướng dẫn soạn các văn bản khác tại đây nhé.