Hướng Dẫn Giải Bài Tập Chuỗi Phản Ứng Hóa Hữu Cơ 11 Có Đáp Án

Kien Team thg 6 16, 2020 • 12 phút đọc

Nói về cái khó khi học hoá hữu cơ 11 thì đó là phải ghi nhớ các phản ứng hoá học rất dài và rất nhiều của các hợp chất. Tuy nhiên để giúp các em dễ nhớ và nắm được bản chất của phản ứng thì Chuỗi phản ứng hóa hữu cơ 11 có đáp án sẽ làm được điều đó. 

 

>>> [HOT] Lớp online Hóa thầy Bình lớp 11 có gì nổi bật? - Kiengurulive.vn

 

Chuoi-phan-ung-huu-co-hoa-11-co-dap-an 1

Chuỗi phản ứng hóa hữu cơ 11 có đáp án

I. Chuỗi phản ứng hóa hữu cơ 11 có đáp án: PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI

Dạng 1: Sơ đồ cho ở dạng công thức cấu tạo hoặc tên hợp chất.

- Cần nắm vững kiến thức lý thuyết để hoàn thành phản ứng.

- Chú ý điều kiện phản ứng và nhất thiết phải lấy sản phẩm chính.

Dạng 2: Sơ đồ vừa cho ở dạng chất đã biết, vừa cho ở dạng có chữ (chưa biết rõ là chất nào).

- Bắt đầu từ các phản ứng có công thức cụ thể hoặc dựa vào chất tham gia để tìm chất có trong sơ đồ theo từng phản ứng trong chuỗi. 

Dạng 3: Sơ đồ hoàn toàn bằng chữ (chất A, chất B,...)

- Dựa vào điều kiện đặc biệt của một phản ứng nào đó trong sơ đồ, từ đó viết và suy ra được công thức của phản ứng, sau đó tìm các chất còn lại.

* Lưu ý:

- Một số sơ đồ bắt đầu từ phản ứng đầu tiên nếu cho rõ công thức cấu tạo.

- Một số sơ đồ đi từ phản ứng có điều kiện đặc biệt để tìm ra chất.

- Một số sơ đồ đi từ chất cuối cùng của sơ đồ.

Dạng 4: Điều chế chất

- Đề bài sẽ cho chất đầu và chất cuối, ta cần xây dựng chuỗi phản ứng sau đó mới viết phương trình hoá học.

- Cần lưu ý khi viết phương trình, sản phẩm tạo thành phải là sản phẩm chính (tuân theo qui tắc thế vào ankan, qui tắc cộng Maccopnhicop, qui tắc tách Zaixep, qui tắc thế vào vòng bezen).

chuoi-phan-ung-huu-co-hoa-11-co-dap-an 3

Chuỗi phản ứng hóa hữu cơ 11 có đáp án

II. Chuỗi phản ứng hóa hữu cơ 11 có đáp án: BÀI TẬP

1. Hiđocacbon


Chuỗi 1:

chuỗi-phản-ứng-hóa-hữu-cơ-11-có-đáp-án

Chuỗi phản ứng này liên quan đến tính chất hoá học, điều chế ankan.

phản-ứng-ankan

Phản ứng đặc trưng của ankan hay của hiđrocacbon no là phản ứng thế halogen trong điều kiện chiếu sáng.

Phản ứng cháy của ankan, sinh ra mol H2O lớn hơn mol CO2.

Chuỗi 2:

phản-ứng-anken

điều-chế-anken

Anken được điều chế từ ankin tương ứng và từ phản ứng tách nước của ancol. Nhưng trong phòng thí nghiệm ta sử dụng ancol để tạo anken.

Phản ứng đặc trưng của anken hay của hiđrocacbon không no là phản ứng cộng: cộng Br2, HCl, H2O,... tuân theo quy tắc cộng Maccopnhicop.

Anken làm mất màu dung dịch brom và dung dịch KMnO4 nên ta có thể dùng tính chất này để nhận biết anken.

Phản ứng đốt cháy của anken sinh ra mol H2O bằng mol CO2.

Chuỗi 3:

điều-chế-ankin

dieu-che-ankin

Ankin được điều chế từ nhiều phản ứng khác nhau. Ankin hay gặp nhất là axetilen, được điều chế từ khí metan và từ canxi cacbua. Nhưng trong phòng thí nghiệm ta sử dụng canxi cacbua.

Phản ứng đặc trưng của ankin tương tự anken, là phản ứng cộng: cộng Br2, HCl, H2O,... tuân theo quy tắc cộng Maccopnhicop.

Ankin cũng làm mất màu dung dịch brom và dung dịch KMnO4 nên ta có thể dùng tính chất này để nhận biết anken.

Ngoài ra đối với ankin có nối ba đầu mạch, ta có thể nhận biết bằng phản ứng thế với AgNO3/NH3, tạo kết tủa vàng nhạt. 

Riêng axetilen còn có phản ứng đime hoá tạo Vinyl axetilen (C4H4) và trime hoá tạo benzen (C6H6).

Phản ứng đốt cháy của anken sinh ra mol H2O nhỏ hơn mol CO2.

Chuỗi 4: 

điều-chế-ankađien

dieu-che-ankadien

Ankađien có phản ứng tương tự anken. Trong thực tế, buta – 1,3 – đien trùng hợp tạo Cao su buna.

Chuỗi 5: 

benzen

phản-ứng-của-benzen

Tính chất đặc trưng của benzen và đồng đẳng là phản ứng thế brom, khi đun nóng có mặt bột Fe. 

Các đồng đẳng benzen còn có phản ứng thế với halogen như ankan khi có ánh sáng.

Nhóm thế thứ nhất gắn vào vòng benzen quyết định vị trí của nhóm thế thứ 2, 3.

2. Dẫn xuất hiđrocacbon

Chuỗi 6:

ancol

ancol

Ancol có nhóm chức là OH, tính chất của ancol quyết định bới nhóm chức, phản ứng thường dùng để nhận biết ancol là phản ứng với Na. 

Chuỗi 7: 

điều-chế-phenol

điều-chế-phenol

điều-chế-phenol

Chuỗi phản ứng trên đây dùng để điều chế phenol. Phenol vừa có tính chất giống benzen vừa có tính chất giống ancol. Do ảnh hưởng lẫn nhau giữa nhóm OH và vòng thơm nên phenol có tính axit yếu và phản ứng được với NaOH.

Chuỗi 8:

Nhóm-chức-của-anđehit

Nhóm-chức-của-anđehit

Nhóm chức của anđehit là nhóm CHO. Phản ứng đặc trung của anđehit là phản ứng tráng gương và dùng phản ứng này để nhận biết anđehit.

Chuỗi 9:

Axit-hữu-cơ

Axit-hữu-cơ

Axit hữu cơ là các axit yếu nhưng vẫn có đầy đủ tính chất của một axit. Axit hay gặp nhất là axit axetic, được điều chế từ ancol, anđehit hay từ ankan.

3. Một số dạng khác

Chuỗi 10:

điều-chế-cao-su-buna
Đề bài chỉ cho chất đầu và cuối. Xuất phát từ CaC2, dùng để điều chế C2H2, nên chất A là axelilen. Chất cuối là cao su buna, nên chất C sẽ là buta – 1,3 – đien (Đivinyl). Suy ra chất B sẽ là C4H4.

(1) CaC2 + H2O → C2H2 + Ca(OH)2

điều-chế-cao-su-buna

Chuỗi 11: Từ CH3COONa cùng các chất vô cơ và điều kiện cần thiết khác điều chế các đồng phân axit của C2H4O2.

Axit có công thức phân tử là C2H4O2 thì cấu tạo sẽ là CH3COOH. CH3COONa là chất dùng để điều chế CH4 vì vậy ta xây dựng chuỗi từ CH4 ra CH3COOH.

điều-chế-các-đồng-phân-axit-của-C2H4O2

Chuỗi 12:

chuoi-phan-ung-hoa-huu-co-11


chuoi-phan-ung-hoa-huu-co-11

chuoi-phan-ung-huu-co-hoa-11-co-dap-an 2

Chuỗi phản ứng hóa hữu cơ 11 có đáp án

Trên đây là tổng hợp các chuỗi phản ứng hóa hữu cơ 11 có đáp án. Các chuỗi này ngoài việc cho ta biết về các tính chất hoá học của hợp chất thì còn thể hiện mối liên hệ giữa các hợp chất với nhau. Chỉ khi nắm vững được hai điều này thì các em mới có thể hoàn thành được dạng bài tập chuỗi phản ứng và các dạng bài khác.

Simbol Close
New call-to-action

vừa đăng ký sử dụng App phút trước