Bài tập phương trình hóa học lớp 10 về halogen là 1 phần kiến thức rất quan trọng trong chương trình Hóa học lớp 10. Sau đây, Kiến Guru giới thiệu tới các em học sinh phần tóm tắt lý thuyết và phương pháp giải, ví dụ minh họa kèm bài tập vận dụng để làm bài tập phương trình hóa học lớp 10 về halogen.
I. Lý thuyết và Phương pháp giải Phương trình hóa học lớp 10 về halogen.
- Nắm rõ tính chất vật lý đặc trưng và tính chất hóa học của các halogen và hợp chất của chúng.
+ Halogen là những phi kim điển hình. Tính oxi hoá giảm dần đi từ F đến I. Các halogen đứng trước sẽ đẩy halogen đứng sau nó ra khỏi dung dịch muối halogen.
+ F trong tất cả các hợp chất chỉ có số oxi hoá 1 vì có độ âm điện lớn nhất. Các nguyên tố halogen còn lại còn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7.
+ Tính khử của HX tăng dần từ HF đến HCl đến HBr đến HI.
+ Tính axit của dung dịch HX tăng dần từ HF đến HCl đến HBr đến HI.
+ Tính axit của HXO4 giảm dần từ HClO4 đến HBrO4 đến HIO4 .
II. Ví dụ minh họa phương trình hóa học lớp 10 về halogen.
Ví dụ 1. Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử dưới đây:
a) Cl2 + Ca(OH)2 → CaCl2 + Ca(OCl)2 + H2O
b) KClO3 + HCl → KCl + Cl2 + H2O
c) KOH + Cl2 → KCl + KClO3 + H2O
d) Cl2 + SO2 + H2O → HCl + H2SO4
e) Fe3O4 + HCl → FeCl2 + FeCl3 + H2O
f) CrO3 + HCl → CrCl3 + Cl2 + H2O
Hướng dẫn:
a) 2Cl2 + 2Ca(OH)2 → CaCl2 + Ca(OCl)2 + 2H2O
b) KClO3 + 6HCl → KCl + 3Cl2 + 3H2O
c) 6KOH + 3Cl2 → 5KCl + KClO3 + 3H2O
d) Cl2 + SO2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4
e) Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
f) 2CrO3 + 12HCl → 2CrCl3 + 3Cl2 + 6H2O
Ví dụ 2: Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau (ghi rõ điều kiện phản ứng).
Hướng dẫn:
a)
1. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O2. Cl2 + SO2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4
3. 2Na + 2HCl → 2NaCl + H2
4. 2NaCl + 2H2O → H2 ↑ + 2NaOH + Cl2
5. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
b)
1. Fe + HCl → FeCl2 + H2
2. FeCl2 + NaOH → Fe(OH)2 + NaCl
3. Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
4. 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
5. FeCl3 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl
III. Bài tập trắc nghiệm phương trình hóa học lớp 10 về halogen.
Câu 1. Viết phương trình hóa học của phản ứng thực hiện các biến hóa dưới đây, ghi tên các chất và điều kiện của phản ứng.
Đáp án:
(1 ) Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
(2) NaClO + 2HCl → NaCl + Cl2 + H2O
(3) Cl2 + Ca(OH)2 rắn → CaOCl2 + H2O
(4) CaOCl2 + 2HCl → CaCl2 + Cl2 + H2O
(5) 3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O
(6) KClO3 +6HCl → 3Cl2 + KCl + 3H2O
Câu 2. Ta tiến hành sục khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư. Dung dịch thu được có các chất thuộc dãy nào?
A. KCl, KClO3, Cl2.
B. KCl, KClO3, KOH, H2O.
C. KCl, KClO, KOH, H2O.
D. KCl, KClO3.
Đáp án: B
3Cl2+ 6 KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O
Câu 3. Ta tiến hành sục khí Cl2 vào dung dịch KOH loãng, nguội, dư. Dung dịch thu được có các chất thuộc dãy nào?
A. KCl, KClO3, Cl2.
B. KCl, KClO3, KOH, H2O.
C. KCl, KClO, KOH, H2O.
D. KCl, KClO3.
Đáp án: C
Cl2+ 2 KOH → KCl + KClO + 3H2O
Câu 4. Cho các chất sau: Zn (2), KOH (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), K2SO4 (6). Axit HCl tác dụng được với các chất:
A. (1), (2), (4), (5).
B. (3), (4), (5), (6).
C. (1), (2), (3), (4).
D. (1), (2), (3), (5).
Đáp án: A
HCl + KOH → KCl + H2O
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
2KMnO4 + 16HCl → 5Cl2 + 2KCl + 2MnCl2 +8 H2O
Câu 5. Cho các chất sau : Zn (1), CuO (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), FeS (6), MgCO3 (7), AgNO3 (8), MnO2 (9), PbS (10). Axit HCl không tác dụng được với các chất :
A. (1), (2).
B. (3), (4).
C. (5), (10).
D. (3), (10).
Đáp án: D
Ag đứng sau H2 trong dãy hoạt động hóa học → không tác dụng được với axit HCl và H2SO4 loãng.
PbS không phản ứng vì là muối không tan trong axit.
FeS cũng là muối không tan nhưng tan được trong axit.
*Một số lưu ý về muối sunfua
- Muối sunfua tan trong nước: K2S, Na2S, (NH4)2S, BaS,…
- Muối sunfua không tan trong nước nhưng tan trong HCl, H2SO4 loãng: ZnS, FeS, MnS,…
- Muối sunfua không tan trong nước và không tan trong HCl, H2SO4 loãng: PbS, CuS, Ag2S, CdS, SnS, HgS…
- Muối sunfua không tồn tại trong nước: MgS, Al2S3, …
Câu 6. Cho các phản ứng:
(1) O3 + dung dịch KI →
(2) F2 + H2O -to→
(3) MnO2 + HCl đặc -to→
(4) Cl2 + dung dịch H2S →
Những phản ứng nào tạo ra đơn chất?
A. (1), (2), (3).
B. (1), (3), (4).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (2), (4).
Đáp án: A
(1) O3 + 2KI + H2O → I2 + O2 + 2KOH
(2) 2F2 + 2H2O -to→ O2 + 4HF
(3) MnO2 + 4HCl đặc -to→ Cl2 + MnCl2 + 2H2O
(4) 4Cl2 + H2S + 4H2O → H2SO4 + 8HCl
Câu 7. Cho sơ đồ chuyển hóa:
Fe3O4 + dung dịch HI (dư) → X + Y + H2O
Biết X và Y là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa. Các chất X và Y là :
A. Fe và I2.
B. FeI3 và FeI2.
C. FeI2 và I2.
D. FeI3 và I2.
Đáp án: C
Fe3O4 + 8HI → 3FeI2 + I2 + 4H2O
Câu 8. Cho sơ đồ:
Viết các phản ứng xảy ra theo sơ đồ trên với X là NaCl.
Đáp án:
2NaCl (đp)→ 2Na + Cl2
2Na + Cl2 → 2NaCl
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Cl2 + H2 → 2HCl
NaOH + HCl → NaCl + H2O
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2H2O
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl
Kiến Guru hi vọng thông qua bài viết này, các em học sinh sẽ nắm vững kiến thức về tính chất đặc trưng của các halogen và hợp chất. Bên cạnh đó, các em cũng đã biết đến và ghi nhớ nhiều dạng, nhiều bài tập phương trình hóa học lớp 10 về halogen.
Chúc các em học tốt!